Cách chữa bệnh chàm sữa ở trẻ

 

Chàm sữa hay lác sữa là một căn bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ, đây được coi là giai đoạn đầu của chàm thể tạng với những nguyên nhân và biểu hiện khác nhau. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nhưng bệnh chàm sữa sẽ khiến cho trẻ ngứa ngáy, khó chịu rất nhiều. Do đó, bố mẹ cần có kiến thức và chế độ chăm sóc cũng như điều trị bệnh chàm sữa ở trẻ một cách hiệu quả nhất.

f:id:mynga1195:20170615170334j:plain

Dấu hiệu nhận biết bệnh chàm sữa

Bệnh chàm sữa thường xuất hiện ở những trẻ từ khoảng 6 tháng tuổi, bắt đầu bằng những vết mẩn đỏ rồi thành mụn nước nhỏ li ti, có thể kèm theo nứt da, rịn nước, chảy máu và gây đau. Sau một thời gian, vết thương đóng vải và bắt đầu bong tróc để lộ lớp da hồng mỏng bên trong và thường xuất hiện nhiều nhất ở mặt, hai bên má, sau đó lây lan xuống thân mình, tứ chi.

Khi bị chàm sữa, trẻ thường bứt rứt, khó chịu nên dễ quấy khóc, bú kém và ngủ không ngon giấc. Bị ngứa quá mức sẽ khiến trẻ gãi liên tục hoặc chà đầu, cọ mặt vào gối khiến mụn nước vỡ ra, làm tổn thương vùng bị bệnh. Lúc này, nếu không được điều trị và giữ vệ sinh tốt, da bé rất dễ bị nhiễm trùng, gây khó khăn cho việc điều trị và có thể để lại sẹo, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

f:id:mynga1195:20170615170358j:plain

Cách chữa bệnh chàm sữa

Bên cạnh việc tìm ra phương pháp điều trị phù hợp, trẻ cần có chế độ dinh dưỡng và chăm sóc hợp lý để hỗ trợ cho việc điều trị bệnh chàm sữa hiệu quả.

Chế độ dinh dưỡng

Cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc, ăn uống với các dị nguyên dễ gây dị ứng như đồ biển, trứng, đậu phộng, dưa chua, hái sản, đậu phộng.

Nếu trẻ đang bú mẹ, cần tăng cường việc cho bé bú mỗi ngày để tăng sức đề kháng.

Sử dụng thuốc

- Nếu trẻ bị chàm sữa ở giai đoạn dầu với các vết ban đỏ hoặc chảy dịch, có thể dùng thuốc mang tính sát trùng nhẹ như Eosin, Milian…

- Nếu da trẻ bị khô, đỏ, bong vảy có thể bôi kem chứa corticosteroid nống độ thấp trong thời gian ngắn như Eumovat

- Nếu da bị khô, dày sừng nhiều, nên dùng các loại thuốc mỡ chứa corticosteroid hoặc dùng chất tiêu sừng như salicylic acid

- Không nên tiêm chủng ngừa cho bé khi bị bệnh vì có thể gây phản ứng ngược

- Tránh dùng kháng sinh liều cao để điều trị chàm sữa, trừ khi bội nhiễm nhưng phải hết sức thận trọng vì dễ gây sốc phản vệ do dùng thuốc.

Nói tóm lại, khi dùng thuốc Tây chữa bệnh chàm sữa cần tuân thủ theo hướng dẫn của các bác sĩ để tránh nguy hiểm cho bé.

Cách phòng tránh bệnh chàm sữa

Để phòng bệnh chàm, viêm da cơ địa cho bé, mẹ nên hạn chế tối đa việc ăn trứng, nội tạng và mỡ động vật, trứng vịt lộn, các sản phẩm từ sữa… để tránh gây dị ứng cho bé qua đường sữa. Ngoài ra, cần thường xuyên vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, đặc biệt là giường, chăn, chiếu gối, nệm để ngăn ngừa bệnh chàm. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng cần tránh cho trẻ tiếp xúc với các loại động vật, đặc biệt là chó mèo vì có thể khiến trẻ bị dị ứng và mắc bệnh chàm sữa.