Vì sao lòng bàn tay dễ bị mắc tổ đỉa nhất?
Nhiều người tỏ ra lo lắng không biết các mụn nước ở tay là gì, có phải là bệnh tổ đỉa hay không. Trong khi đó, một số người lại thắc mắc vì sao lòng bàn tay lại hay bị tổ đỉa mà không phải là ở nơi khác. Trong bài viết này chúng ta hãy cùng lắng nghe sự tư vấn của chuyên gia phòng khám Thanh Long Đường để biết câu trả lời là gì.
Sơ lược về bệnh tổ đỉa
Tổ đỉa là một dạng đặc biệt của viêm da cơ địa, tên khoa học là eczema. Vị trí khu trú của tổ đỉa thường là bàn tay, lòng bàn tay, bàn chân và lòng bàn chân, ở rìa ngón tay chân, một số mọc ở những vị trí xung quanh. Tỉ lệ người mắc tổ đỉa ở lòng bàn tay chiếm ưu thế cao nhất, rất hiếm khi gặp ở các vị trí còn lại.
Bệnh khởi phát đột ngột, ban đầu là những mụn nước rất sâu, khó vỡ về sau chúng tự khỏi, tuy nhiên mức độ tái phát nhiều lần, gây ra các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu, cảm giác bứt rứt không thể tập trung để làm bất cứ việc gì. Một số trường hợp người bệnh do vệ sinh không sạch sẽ, thường xuyên có thói quen nặn mụn mủ dẫn đến da bị nhiễm khuẩn, có mụn nước xẹp dần rồi chuyển sang màu vàng đục, vùng da trở nên khô ráp, sừng dày lên.
Rất khó để xác định được nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa là gì, bởi chúng có thể phát nguồn từ nhiều yếu tố. Tuy nhiên, theo nghiên cứu thì 50% đối tượng là do yếu tố di truyền hoặc mắc phải các bệnh dị ứng như hen, viêm mũi dị ứng, mày đay.., tức là tổ đỉa có tính di lây lan từ bố mẹ sang con. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng như mỹ phẩm, bụi bặm hay dép nhựa thì cũng là căn nguyên gây bệnh.
Giải pháp cho người bị tổ đỉa ở lòng bàn tay
Lòng bàn tay là vị trí khá nhạy cảm vì là bộ phận phải thường xuyên hoạt động, làm việc vì thế không dễ dàng để trị dứt điểm tổ đỉa, nhất là khi biến chứng của chúng khá là phức tạp, không thể kiểm soát được.
Khi bị tổ đỉa, điều quan trọng nhất mà người bệnh cần nắm rõ chính là ngăn chặn sự phát triển của mụn nước, tránh chúng phát tán nhanh hơn. Tuyệt đối tránh nặn, chích bởi một khi mụn mủ vỡ ra thì da bị nhiễm khuẩn, có thể gây sốt và nổi hạch ở bẹn, nách gây đau nhức. Bị tổ đỉa nên ăn thực phẩm gì là, tốt nhất là cần tránh hải sản, trứng sữa hoặc những gì cơ thể dị ứng, đồng thời bổ sung nước hằng ngày để ngăn chặn tình trạng da khô, bong vảy nhất là khi mùa lạnh về.
Hiện nay, có nhiều cách chữa bệnh tổ đỉa song việc có khỏi hẳn hay không còn phù thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh cũng như là cách điều trị như thế nào. Thông thường, khi nấm tổ đỉa khá nhẹ thì có thể sử dụng thuốc tím hoặc muối sinh lý để ngâm tay chân, nếu nặng hơn có thể kết hợp thuốc mỡ, thuốc kháng sinh để chống nhiễm khuẩn. Các chữa bệnh tổ đỉa bằng thuốc nam cũng là cách mà nhiều người sử dụng, vừa đơn giản lại không tốn kém, mang lại hiệu quả cao